Tìm hiểu khái niệm Doanh Nghiệp Chế Xuất Là Gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất như thế nào?
- Khái niệm
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về doanh nghiệp chế xuất.
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất
– Doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp thường bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng.
– Toàn bộ hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.
– Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của hải quan và các cơ quan chức năng. Hiện nay có nhiều cục hải quan yêu cầu các doanh nghiệp chế xuất phải lắp camera giám sát được kết nối với hải quan.
– Phải có văn bản đồng ý của hải quan về việc chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất.
– Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
– Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
– Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định.
-Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
– Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.
– Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.
- Những quy định áp dụng cho doanh nghiệp chế xuất hiện nay
– Hoạt động của doanh nghiệp chế xuất cần tuân theo những quy định áp dụng cho khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan
– Bên trong khuôn viên của khu công nghiệp, có thể phân khu dành cho doanh nghiệp chế xuất. Với phân khu này, cần phải có hệ thống tường rào, cửa ra – vào, đảm bảo điều kiện giám sát của các cơ quan chức năng
– Để xây dựng công trình hoặc phục vụ cho việc doanh nghiệp vận hành hoạt động hàng ngày, doanh nghiệp chế xuất được mua nguyên vật liệu, lương thực – thực phẩm, văn
– Pháp luật về hải quan sẽ được áp dụng khi làm thủ tục hải quan, kiểm tra – giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất
– Vì là “doanh nghiệp chuyên xuất khẩu” nên quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường Việt Nam được xem là quan hệ xuất nhập khẩu.
– Doanh nghiệp chế xuất có thể bán cho thị trường nội địa những tài sản cần thanh lý của doanh nghiệp và những hàng hóa khác theo quy định
– Nhân viên làm việc cho doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối (tiền nước ngoài, séc, trái phiếu, vàng…) từ nội địa VN vào doanh nghiệp hoặc ngược lại thì không cần phải khai báo hải quan
– Với trường hợp doanh nghiệp chế xuất được cấp phép kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam thì cần phải mở sổ kế toán hạch toán doanh thu – chi phí riêng và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa riêng. Hoặc thành lập chi nhánh nằm ngoài khu chế xuất thực hiện hoạt động kinh doanh nội địa này.