T4, 06 / 2021 5:05 chiều | phuongchibt

Giấy phép mạng xã hội là giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho tổ chức doanh nghiệp đủ điều kiện, thiết lập website có tính năng cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác (website mạng xã hội)

  1. Tại sao phải thực hiện thủ tục xin giấy phép mạng xã hội ?

– Theo Khoản 4 – Điều 23- Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định: Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép mạng xã hội” và theo quy định tại khoản 3 và khoản 4- Nghị định 174/2013/NĐ- CP quy định rõ mức phạt đối với hành vi hoạt động mạng xã hội không xin giấy phép:

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng xã hội nhưng không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Chính vì vậy Khi một doanh nghiệp, tổ chức muốn hoạt động trang mạng xã hội cho một website thì thủ tục bắt buộc là doanh nghiệp, tổ chức đó phải thực hiện xin giấy phép mạng xã hội.

Thủ tục xin cấp Giấy phép mạng xã hội
  1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được lập thành 01 bộ, gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông (mẫu 02).

b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư); Quyết định thành lập (đối với tổ chức không phải doanh nghiệp).

(Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập phải có Phải có ngành nghề Cổng thông tin, mã ngành 6312. Chi tiết: Thiết lập mạng xã hội và Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan (6311))

c) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên (bản sao có chứng thực) và sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm quản lý nội dung có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có ảnh và dấu giáp lai.

d) Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép. bao :

+Phương thức tổ chức mạng xã hội, các loại hình dịch vụ, phạm vi, lĩnh vực thông tin trao đổi;

+Phương án tổ chức, nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 3, 4, 5 của Thông tư 09 (quy định ở trên);

+Địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam.

đ) Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau:

+Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội;

+Quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội;

+Quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội;

+Cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;

+Cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;

+Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác;

+Công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;

+Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

  1. Thẩm quyền cấp giấy phép mạng xã hội

Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử – Bộ thông tin và truyền thông là cơ quan giải quyết hồ sơ và cấp giấy phép mạng xã hội

  1. Thời gian và quy trình thực hiện thủ tục xin giấy phép mạng xã hội

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được gửi trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc qua mạng Internet đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép mạng xã hội. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

  1. Giấy phép mạng xã hội có thời hạn bao lâu?

Thời hạn giấy phép: Giấy phép thiết lập mạng xã hội có thời hạn theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 10 năm. Đơn vị đã được cấp giấyphép mạng xã hội nếu muốn gia hạn giấy phép mạng xã hội thì 30 (ba mươi) ngày trước khi hết hạn giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép gửi văn bản đề nghị gia hạn, nêu rõ thời hạn gia hạn kèm theo bản sao giấy phép đã cấp đến cơ quan cấp giấy phép. Giấy phép được gia hạn không quá 02 (hai) lần; mỗi lần không quá 02 (hai) năm.

Bài viết cùng chuyên mục