T6, 09 / 2020 4:57 chiều | phuongchibt

Sau khi thành lập công ty cổ phần, do nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường nên nhiều công ty có thể thành lập địa điểm kinh doanh công ty.  Vậy địa điểm kinh doanh là gi? Đặc điểm như thế nào?…Dưới đây là bài viết về thành lập địa điểm kinh doanh tại Hàm Tân – Bình Thuận.

  1. Khái niệm

Địa Điểm Kinh Doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Địa Điểm Kinh Doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính lúc Đăng Ký Địa Điểm Kinh Doanh. Được đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

  1. Đặc điểm

Không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.

– Mọi hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty, hạch toán phụ thuộc.

– Tại địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng và không được xuất hóa đơn.

Thành lập địa điểm kinh doanh tại Hàm Tân
  1. Cách Đặt Tên Địa Điểm Kinh Doanh:

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được..

– Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

  1. Quy định mới về lập địa điểm kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh không được đặt tại tòa nhà chung cư, nhà tập thể

– Tên địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải ghi kèm tên doanh nghiệp

– Có thể đặt tên địa điểm kinh doanh là: Kho hàng, Xưởng sản xuất của Công ty

– Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra của doanh nghiệp vì vậy ngành nghề kinh doanh tại địa điểm kinh doanh phải lấy từ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

  1. Hồ sơ thành lập

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh;

– Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;

– Giấy giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;

– Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

  1. Thuế môn bài của địa điểm kinh doanh

– Theo Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì người nộp lệ phí môn bài sẽ nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

– Khi lập địa điểm kinh doanh cần phải đóng thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh của mình tại nơi địa điểm kinh doanh có địa chỉ. Mức thuế môn bài của địa điểm kinh doanh theo quy định hiện nay là 1.000.000đồng/năm.

Mọi thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi để đươc tư vấn miễn phí từ các chuyên viên và sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục