T4, 11 / 2020 5:08 chiều | phuongchibt

Có thể nói mô hình công ty liên doanh đang là hướng hợp tác phổ biến, an toàn và hiệu quả đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng đều có những hiểu biết về quy định pháp luật về thành lập công ty liên doanh. Vậy công ty liên doanh là gì? Điều kiện thành lập công ty liên doanh gồm những điều kiện gì?…

  1. Công ty liên doanh là gì?

Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở:

– Hợp đồng liên doanh

– Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

  1. Điều kiện thành lập công ty liên doanh

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014, muốn thành lập công ty liên doanh ác nhà đầu tư cũng cần có một số điều kiện nhất định. Sau đây là một số điều kiện thành lập công ty liên doanh bạn cần tuân thủ:

a. Về chủ thể (nhà đầu tư):

– Cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và các hình phạt hành chính khác theo quy định.

– Pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.

b. Về tài chính:

– Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết

– Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào công ty là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại Việt Nam

– Vốn pháp định của công ty liên doanh phải đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh

– Hồ sơ đăng ký thành lập công ty liên doanh phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam (luật doanh nghiệp, luật đầu tư, cam kết WTO…).

– Công ty liên doanh phải kinh doanh ngành nghề được pháp luật cho phép tại Việt Nam, không kinh doan ngành nghề thuộc lĩnh vực cấm.

Thành lập công ty liên doanh tại Bình Thuận

c. Các điều kiện về chuẩn bị thông tin công ty liên doanh:

– Tên công ty liên doanh phải là duy nhất, không được giống hay trùng lặp với tên của các công ty đã đăng ký kinh doanh trước đó. Có thể sử dụng tên viết tắt hoặc tên tiếng anh. Tên công ty phải đầy đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. Cần lưu ý là không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan hành pháp… để đặt tên cho công ty. Để tránh việc trùng lặp tên, dẫn đến không thể đăng ký kinh doanh, bạn cần tiến hành tra cứu tên công ty trên hệ thống cổng thông tin điện tử quốc gia.

– Công ty liên doanh cần có địa điểm hoạt động, địa chỉ cụ thể để đăng ký kinh doanh. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác. Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty. Địa chỉ công ty không đặt ở chung cư, nhà tập thể. Bạn cũng có thể đăng ký kinh doanh bằng địa chỉ nhà riêng.

– Thông thường thì doanh nghiệp có thể tự kê khai vốn điều lệ tùy vào mong muốn cũng như năng lực tài chính của mình, bởi vì pháp luật không có quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập công ty. Doanh nghiệp không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp, vì nó sẽ ảnh hưởng đến 1 phần uy tín của công ty trong mắt khách hàng hay đối tác…

– Doanh nghiệp phải chọn người phù hợp, đủ năng lực để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đây sẽ là người có trách nhiệm về mặt pháp luật cũng như quyền lợi, nghĩa vụ đối với hoạt động của công ty.

– Công ty phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, liên quan đến hoạt động mà công ty dự định kinh doanh:

+ Nếu chọn ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào hoạt động kinh doanh ngay sau khi có giấy phép thành lập công ty mà không phải chuẩn bị những điều kiện liên quan hay xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

+ Nếu chọn ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải tiến hành đảm bảo các yêu cầu cần thiết, tiếp đó, tiến hành xin giấy phép kinh doanh rồi mới được đi vào hoạt động kinh doanh.

  1. Hồ sơ thành lập Công ty liên doanh

– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

– Báo cáo năng lực tài chính của Nhà đầu tư trong đó có xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với nhà đầu tư là cá nhân) hoặc Báo cáo tài chính (đối với nhà đầu tư là pháp nhân)

– Dự thảo Điều lệ Công ty;

– Danh sách thành viên/cổ đông tương ứng với từng loại hình doanh;

– Bản sao hộ chiếu (nếu nhà đầu tư là cá nhân) hoặc giấy phép hoạt động của nhà đầu tư ;

– Danh mục ngành nghề nhà đầu tư dự kiến đầu tư vào Việt Nam.

– Hợp đồng thuê trụ sở công ty dự kiến thành lập/Hợp đồng thuê đất nơi dự kiến đặt nhà máy sản xuất (nếu là doanh nghiệp sản xuất).

– Hợp đồng liên doanh.

– Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuât, công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nếu bạn đang còn vướng mắc, khó khăn khi thành lập Công ty liên doanh tại Bình Thuận vui lòng liên hệ tới Công ty Tư vấn Blue để được tư vấn miến phí.

Bài viết cùng chuyên mục