T5, 10 / 2021 5:02 chiều | phuongchibt

Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh là hai hình thức tổ chức đơn giản nhất trong các loại hình chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Giữa hai loại hình này bên cạnh nhiều điểm tương đồng thì cũng có những điểm khác biệt đặc trưng cho mỗi loại hình.

  1. Giống nhau

– Không có tư cách pháp nhân

– Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh

– Không được phát hành chứng khoán.

So sánh Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
  1. Những điểm khác nhau
Tiêu chí

Doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh

Khái niệm Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, và chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
Chủ thể thành lập Người Việt Nam, hoặc người nước ngoài, thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật nước đó quy định Phải là người Việt Nam
Quy mô kinh doanh Phải là người Việt Nam Nhỏ hơn DNTN, là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người là người Việt Nam hoặc một hộ gia đình làm chủ
Số lượng người lao động Không giới hạn số lượng lao động Dưới 10 lao động, trên 10 lao động phải đăng ký thành lập DN
Điều kiện kinh doanh Phải có Giấy đăng ký kinh doanh, có con dấu Chỉ trong một sô trường hợp nhất đinh, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu
Loại hình kinh doanh Được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu Không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu
Địa điểm kinh doanh Được mở nhiều địa điểm, chi nhánh Không được mở nhiều địa điểm kinh doanh
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh: Sở Kế hoạch và đầu tư Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: Phòng Kế hoạch và đầu tư
Thủ tục chấm dứt hoạt động Thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp hoặc theo quy định của Luật Phá sản về thủ tục phá sản Không áp dụng hình thức giải thể hay phá sản. Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký
Ưu điểm Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định bất cứ vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác, các loại hình có quy mô lớn hơn Quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ

Hạn chế

Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động nhỏ

 

Bài viết cùng chuyên mục