Công bố chất lượng sản phẩm là việc các doanh nghiệp cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam.
- Đối tượng tự công bố
* Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố:
– Thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn;
– Phụ gia thực phẩm;
– Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
– Dụng cụ chứa đựng thực phẩm;
– Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
* Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm khi chỉ dùng để:
– Sản xuất, giá công hàng hoá xuất khẩu
– Phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
- Đối tượng cần đăng ký bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
– Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
– Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
- Hồ sơ tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong nước
– Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép hộ kinh doanh.
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm tại nơi sản xuất sản phẩm cần công bố
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)
- Hồ sơ tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu
– Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép hộ kinh doanh.
– Giấy chứng nhận Lưu hành tự do sản phẩm (CFS – Certificate of Freesale) ⇒ đối với thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng….
– Bảng phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc kết quả kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc cơ quan kiểm định độc lập hoặc mẫu sản phẩm (nếu doanh nghiệp chưa kiểm nghiệm)
– Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm (nếu có)
- Trình tự thủ tục tự công bố sản phẩm
* Hồ sơ này bao gồm:
– Bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Bản này đã có mẫu sẵn theo mẫu số 01 nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành.
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Thời gian được tính 12 tháng cho đến ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng.
– Trong phiếu này cần ghi rõ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đã được công bố do bộ Y tế ban hành và công nhận.
– Tiến hành công bố thông tin sản phẩm và gửi bản tự công bố đền cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
+ Phương thức gửi: gửi qua bưu điện hoặc trực tiếp
+ Số lượng hồ sơ gửi: 01 bản
+ Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định.
– Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm c tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận:
+ Ngôn ngữ thể hiện trong hồ sơ tự công bố sản phẩm: Bằng tiếng Việt.
+ Trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì tài liệu này phải được dịch qua tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.