T6, 09 / 2021 5:43 chiều | phuongchibt

Đối với doanh nghiệp Việt Nam thì thông thường mọi người đã quen với khái niệm: Vốn điều lệ, Vốn pháp định. Vậy đối với doanh nghiệp sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định thể hiện như thế nào?

  1. Vốn pháp định là gi? Đặc điểm của vốn pháp định?

 – Khái niệm: Vốn pháp định là một số vốn mà doanh nghiệp ít nhất phải có khi tham gia kinh doanh một trong những ngành nghề kinh doanh nhất định theo quy định của pháp luật.

– Những đặc điểm của vốn pháp định:

+ Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh, hay nói cách khác tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.

+ Vốn pháp định chủ yếu được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…

+ Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải phù hợp với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định.

+ Thời điểm cấp vốn pháp định: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

+ Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.

Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ
  1. Vốn điều lệ là gi? Đặc điểm của vốn điều lệ?

– Khái niệm: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

– Những đặc điểm của vốn điều lệ:

+ Vốn điều lệ có thể là các loại tài sản như tiền có mệnh giá Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị về quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản trong điều lệ.

+ Vốn điều lệ dựa trên số vốn góp hoặc cam kết góp của các thành viên, điều đó có nghĩa vốn điều lệ không dựa trên quy định của pháp luật.

  1. Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ?

Tiêu chí

Vốn pháp định

Vốn điều lệ

Quy định về mức vốn Phải có mức vốn tối thiểu đối với một ngành, nghề Không yêu cầu về mức tối thiểu hay tối đa, tuy nhiên không được thấp hơn so với vốn pháp định đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Thời hạn Phải đáp ứng đủ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện Thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký
Văn bản quy định Trong các văn bản chuyên ngành hoặc các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành Trong điều lệ công ty, ghi rõ số vốn góp của các thành viên
Cơ sở áp dụng Áp dụng đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể Áp dụng với hình thức doanh nghiệp, cụ thể khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm góp vốn với từng loại hình doanh nghiệp

Thay đổi vốn Mang tính cố định đối với ngành, nghề nhất định Có thể thay đổi trong quá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bài viết cùng chuyên mục