Sau một thời gian hoạt động nhiều doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Nhiều khách hàng có thắc mắc không biết lựa chọn hình thức nào và sự khác nhau giữa hai hình thức trên.
- Khái niệm
– “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”
– “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”
- So sánh chi nhánh và địa điểm kinh doanh
a. Điểm giống nhau
– Chi nhánh và địa điểm kinh doanh đề là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp, nằm trong tổ chức hoạt động của một doanh nghiệp do đó không có tư cách pháp nhân.
– Chi nhánh và địa điểm kinh doanh hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức
– Số lượng được lập dù là chi nhánh hay địa điểm kinh doanh cũng không hạn chế.
– Có thể được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
b. Điểm khác nhau
* Quy định về con dấu
– Chi nhánh:
+ Được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình.
+ Hội đồng quản trị quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh; trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung mẫu con dấu của chi nhánh phải có tên chi nhánh.
+ Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của chi nhánh thì công ty phải thực hiện thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Địa điểm kinh doanh:
+ Không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.
* Cơ cấu tổ chức và hoạt động
– Chi nhánh:
+ Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền. Chính vì vậy, chi nhánh phát sinh thêm hoạt động báo cáo thuế như công ty (trừ chi nhánh phụ thuộc không phải lập báo cáo tài chính công ty cuối năm).
– Địa điểm kinh doanh:
+ Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền.
+ Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có các chức năng khác.
- Khai thuế
* Chi nhánh
– Chi nhánh phải kê khai và nộp thuế riêng (trừ trường hợp không phát sinh doanh thu)
– Có thể làm hoá đơn riêng hoặc sử dụng chung hoá đơn với công ty
– Khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp nếu có phát sinh doanh thu, khai tập trung tại trụ sở chính nếu ko phát sinh doanh thu
* Địa điểm kinh doanh
– Địa điểm kinh doanh không phải kế khai nộp thuế, việc kê khai nộp thuế sẽ do chi nhánh hoặc công ty chủ quản thực hiện
– Chỉ có thể sử dụng chung hoá đơn với công ty mẹ
– Khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp nếu có phát sinh doanh thu, khai tập trung tại trụ sở chính nếu ko phát sinh doanh thu
Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ đến Công ty Blue để được tư vấn.