Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, đây là doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu và được tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Vậy công ty cổ phần là gì? Điều kiện thành lập “Công ty cổ phần” như thế nào? Bài viết dưới đây là các điều kiện thành lập công ty cổ phần mà chúng tôi tổng hợp được xin gửi tới quý bạn đọc.
Công ty cổ phần là gì?
– Có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần, có tư cách pháp nhân.
– Cổ đông là những người tham gia góp vốn có thể là tổ chức, cá nhân có số lượng từ 3 trở lên (không quy định tối đa số lượng cổ động).
– Các cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình vào doanh nghiệp.
– Các cổ đông cũng được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ khi là cổ đông sáng lập sẽ hạn chế việc chuyển nhượng sẽ theo điều lệ công ty cổ phần sẽ quy định.
- Trụ sở công ty cổ phần
– Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Đối với những căn hộ nằm tại những lầu cao của chung cư có chức năng để ở (thông thường từ lầu 3 trở lên) thì không được phép đặt địa chỉ công ty để thực hiện chức năng kinh doanh. Tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh, thương mại, dịch vụ cho những tầng trệt, tầng 1, tầng 2..v.v.
- Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập.
- Tên doanh nghiệp
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “Công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”;
+ Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài:
Là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
– Tên viết tắt của doanh nghiệp:
Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài
– Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
+ Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, trừ trường hợp doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản;
+ Sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp… để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Điều kiện về vốn điều lệ, vốn pháp định
– Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng.
– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu buộc phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dung với 1 số ngành nghề buôn bán có điều kiện.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí cũng như hỗ trợ nhanh nhất thủ tục thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh,…