Thành lập công ty kiến trúc là một điều không còn xa lạ trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn về thẩm mỹ, đặc biệt là thẩm mỹ kiến trúc. Vì vậy, các công ty kiến trúc được thành lập nhiều và phổ biến hơn. Vậy điều kiện để có một công ty kiến trúc là gì? Ngành nghề nào liên quan đến kiên trúc?
- Ngành nghề chính khi đăng ký thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng
– Mã ngành 7110: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan, chi tiết:
+ Hoạt động kiến trúc
+ Hoạt động đo đạc bản đồ
+ Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước
+ Tư vấn lập quy hoạch xây dựng
+ Tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
+ Thiết kế xây dựng công trình
+ Thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng
+ Khảo sát xây dựng
+ Giám sát thi công xây dựng công trình
+ Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; Tư vấn lựa chọn nhà thầu.
+ Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
- Điều kiện thành lập công ty thiết kế xây dựng
– Sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành xin cấp Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng từ Bộ Xây dựng để tiến hành hợp pháp hóa việc cung cấp dịch vụ:
+ Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình
– Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực
Căn cứ khoản 28 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực thông qua các hạng sau:
a) Hạng I:
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
– Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.
b) Hạng II:
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
– Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
c) Hạng III:
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
* Phạm vi hoạt động
– Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.
– Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
– Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.”
3. Chứng chỉ hành nghề tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BXD, trên cơ sở hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề của cá nhân, Hội đồng xét cấp Chứng chỉ hành nghề sẽ xem xét, đánh giá năng lực thực tế đồi với từng lĩnh vực dưới đây để Chủ tịch Hội đồng quyết định, cụ thể:
a) Thiết kế kiến trúc công trình:
Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế; chủ trì thẩm định; thẩm tra thiết kế kiến trúc công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc công trình.
b) Thiết kế kết cấu công trình:
Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia; chủ nhiệm; chủ trì hoặc thẩm tra thiết kế của đồ án thiết kế xây dựng công trình loại nào theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kết cấu công trình loại đó.
c) Đối với cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành khác có liên quan đến thiết kế các hệ thống kỹ thuật công trình như điện – cơ điện công trình, cấp – thoát nước, thông gió – cấp thoát nhiệt, mạng thông tin – liên lạc, phòng chống cháy – nổ công trình xây dựng: nội dung được phép hành nghề phải phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, căn cứ theo thời gian và kinh nghiệm thực tế mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện thiết kế.
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực của cá nhân qua các hạng như sau:
– Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấpchứng chỉ hành nghề của ít nhất 2 (hai) công trình cấp II và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp I trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;
– Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;
– Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề,
* Phạm vi hoạt động:
– Hạng I: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập tất cả các nhóm dự án cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;
– Hạng II: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trìnhcấp II trở xuống cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;
– Hạng III: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp III, cấp IV cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề.
Trên đây là điều kiện để công ty tư vấn, thiết kế xây dựng được cấp chứng chỉ hoạt động của công ty và cá nhân đáp ứng được điều kiện về năng lực khi hoạt động trong lĩnh vực đó thì được tiến hành hoạt động dịch vụ thiết kế xây dựng công trình. Hy vọng sẽ giúp ích cho quý bạn đọc đang có ý định thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng.