T2, 07 / 2021 4:47 chiều | phuongchibt

Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ bắt buộc với tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh để Nhà nước quản lý, kiểm soát. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định có một số mặt hàng không cần phải đăng ký kinh doanh.

Các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh
  • Các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh

– Căn cứ vào khoản 2, điều 79, nghị định số 01/2021/NĐ-CP của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. (Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ban hành thay thế nghị định 78/2015/NĐ-CP. Trong nghị định 78/2015/NĐ-CP, các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh được quy định tại khoản 2, điều 66).

“2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, 79 quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Một số các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh theo nghị định 01/2021/NĐ-CP:

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;

– Hộ gia đình làm muối;

– Cá nhân bán hàng rong, quà vặt, bán hàng lưu động không cố định điểm bán;

– Người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về bán buôn cho các đại lý hoặc cá nhân có nhu cầu theo từng chuyến);

– Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp hơn mức lương cơ bản của Nhà nước;

– Lao động thời vụ.

Lưu ý:  Khi không phải đăng ký kinh doanh

– Khi hoạt động kinh doanh các chủ thể kinh doanh phải tuân thủ theo quy định của Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh. Nếu các đối tượng thuộc trường hợp đặc biệt theo quy định của Nghị định 39/2007/NĐ-CP tất nhiên không phải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên các chủ thể kinh doanh đó vẫn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật như:

– Điều kiện về an ninh trật tự, an toàn thực phẩm và giữ vệ sinh môi trường của cơ sở kinh doanh hoặc tuân thủ theo quy hoạch của từng địa phương nơi có cơ sở kinh doanh, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo trật tự đô thị khi tiến hành các hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nào đó. Ví dụ: Các địa điểm cấm bán hàng rong tại các địa phương…

– Ngoài ra đối với việc bán hàng Online thì chủ thể kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Đây là thông tin chính xác theo quy định của pháp luật, việc kinh doanh trên website, mạng xã hội về mặt pháp lý cũng được coi là một trong các hoạt động kinh doanh. Do đó các chủ shop hay chủ fanpage hoạt động kinh doanh khi nhận được thông báo của cục thuế thì sẽ phải lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh và phải tiến hành đăng ký kinh doanh để đảm bảo việc hoạt động kinh doanh đúng quy định pháp luật.

 

Bài viết cùng chuyên mục