Ở Việt Nam hiện nay, có nhiều loài hình doanh nghiệp phổ biến, Vậy những loại hình đó là gì? Ưu điểm, nhược điểm của các loại hình như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Công ty cổ phần;
– Doanh nghiệp tư nhân.
- Ưu điểm, nhược điểm của các oại hình doanh nghiệp
a. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (công ty TNHH một thành viên)
– Khái niệm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Ưu điểm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân
+ Chủ sở hữu công ty tnhh một thành viên duy nhất có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Các khoản nợ của công ty, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ.
– Nhược điểm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (công ty TNHH hai thành viên)
– Khái niệm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
+ Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật doanh nghiệp 2014.
– Ưu điểm:
+ Các thành viên của công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trọng phạm vi số vốn góp của mình
+ Số lượng thành viên trong công ty không quá nhiều và các thành viên thường chủ yếu là người tin cậy nên việc quản lý và điều hành công ty trở nên không quá phức tạp
+ Có tư cách pháp nhân
– Nhược điểm:
+ Không được quyền phát hành cổ phần
c. Công ty cổ phần
– Khái niệm:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
– Ưu điểm:
+ Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
+ Số lượng cổ đông lớn và không bị hạn chế.
+ Cơ cấu vốn linh doạt, dễ huy động nguồn vốn lớn.
+ Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
– Nhược điểm:
+ Cổ đông công ty không được tự mình nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty mà phải thông qua Bộ máy quản trị và quyết định của các bộ phận trong bộ máy này
+ Có số lượng cổ đông lớn nên việc quản lý, điều hành phức tạp.
c. Doanh nghiệp tư nhân
– Khái niệm:
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Ưu điểm:
+ Hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản
+ Chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh nên có thể dễ dàng tạo dựng sự tin tưởng từ đối tác, khách hàng.
– Nhược điểm:
+ Không có tư cách pháp nhân, rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình
+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường
+ Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác
+ Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Quý khách nên chọn cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất theo mục đích riêng của mình để thành lập để phát huy hiệu quả nhất của loại hình đó. Nếu còn thắc mắc về các loại hình doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ với công ty Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.