Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cũng có thể bị chấm dứt hiệu lực. Pháp luật quy định như thế nào về chấm dứt hiệu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu? Trường hợp nào bị chấm dứt?
- Căn cứ pháp lý
– Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019;
– Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
– Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Các trường hợp chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp dưới đây:
– Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định.
– Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp
– Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại. Hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp
– Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục. Trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Mà không có lý do chính đáng. Trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại. Trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát. Hoặc kiểm soát không có hiệu quả. Về việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
3.Trường hợp tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp
Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp. Thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. Kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ.
- Hồ sơ gồm:
– Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
– Chứng cứ (nếu có);
– Giấy uỷ quyền (nếu có);
– Bản giải trình lý do yêu cầu;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Trình tự thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
* Trường hợp chủ văn bằng tự yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ:
– Kiểm tra đơn về mặt hình thức và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
– Kiểm tra hiệu lực của văn bằng bảo hộ yêu cầu chấm dứt;
– Ra Quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo yêu cầu của người nộp đơn.
* Trường hợp yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ do người thứ ba thực hiện:
– Kiểm tra đơn về mặt hình thức (bằng chứng, lý do yêu cầu chấm dứt) và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
– Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ;