Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, khi có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như thông tin nhà đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ đầu tư, địa điểm thực hiện dự án, quy mô đầu tư,… nhà đầu tư phải tiến hành thủ tục đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận dự án đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các trường hợp phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
Khi nhà đầu tư có sự thay đổi một hoặc một số nội dung sau đây thì nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
– Thông tin của nhà đầu tư: Tên, địa chỉ, email, số điện thoai, website…;
– Tên dự án đầu tư;
– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Diện tích đất sử dụng cho dự án;
– Mục tiêu, quy mô dự án;
– Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động); tiến độ góp vốn và huy động vốn;
– Thời hạn hoạt động của dự án;
– Tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện mục tiêu hoạt động;
Trên đây là một số trường hợp chính nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư.
- Căn cứ vào từng trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư, nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư và được quy định cụ thể như sau:
a) Trường hợp thay đổi, bổ sung mục tiêu hoạt động:
– Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
– Nghị quyết của hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc biên bản thoả thuận của các bên hợp doanh hoặc đề nghị của chủ đầu tư nước ngoài. Về việc xin điều chỉnh GCNĐT;
– Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
– Bản giải trình việc thay đổi, bổ sung mục tiêu hoạt động (nêu rõ các giải pháp để thực hiện mục tiêu mới như thị trường, vốn, công nghệ…);
– Ý kiến của Bộ quản lý ngành đối với dự án thuộc điều kiện thẩm tra…;
– Bản sao giấy phép đầu tư (có công chứng).
b) Trường hợp sát, nhập, chia, tách doanh nghiệp:
– Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
– Nghị quyết của hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc thoả thuận của các bên hợp doanh hoặc đề nghị của chủ đầu tư nước ngoài về việc xin điều chỉnh bổ xung GCNĐT;
– Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
– Đơn xin tổ chức lại doanh nghiệp;
– Hồ sơ chuyển nhượng vốn (đối với trường hợp chuyển nhượng vốn);
– Điều lệ doanh nghiệp mới (trừ trường hợp chuyển thành doanh nghiệp Việt Nam);
– Giải trình việc tổ chức lại doanh nghiệp;
– Các tài liệu liên quan đến sử dụng đất;
+ Đối với thủ tục chia doanh nghiệp: Kèm theo quyết định chia doanh nghiệp.
+ Đối với thủ tục tách doanh nghiệp: Kèm theo quyết định tách doanh nghiệp.
+ Đối với thủ tục hợp nhất doanh nghiệp: Kèm hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp.
+ Đối với thủ tục sáp nhập doanh nghiệp: Kèm theo hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp.
- c) Trường hợp thay đổi hình thức đầu tư, chuyển nhượng vốn.
– Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
– Nghị quyết của hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc thoả thuận của các bên hợp doanh hoặc đề nghị của chủ đầu tư nước ngoài. Về vấn đề xin điều chỉnh GCNĐT;
– Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
– Đơn đăng ký chuyển nhượng vốn;
– Hợp đồng chuyển nhượng vốn;
– Sửa đổi bổ xung; hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp;
– Tư cách pháp lý, tình hình tài chính của bên chuyển nhượng (trong trường hợp chuyển nhượng cho bên ngoài doanh nghiệp);
– Bản sao giấy phép đầu tư (có công chứng).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho quý khách khi có ý định điều chỉnh giấy phép đầu tư