Đổi tên doanh nghiệp là vấn đề thường xuyên xảy ra, kể cả những doanh nghiệp lớn. Khi doanh nghiệp đổi tên sẽ kéo thêm rất nhiều thủ tục hành chính liên quan. Vậy đổi tên doanh nghiệp có phải ký lại hợp đồng?
- Quy định pháp luật hiện hành về thay đổi tên doanh nghiệp
Theo quy định pháp luật, mỗi doanh nghiệp gồm ba tên giao dịch được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cụ thể:
– Tên tiếng việt
– Tên bằng tiếng nước ngoài
-Tên viết tắt
Doanh nghiệp có quyền thay đổi một trong ba tên đó sau khi thành lập. Việc đổi tên phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể:
– Khi đổi tên, doanh nghiệp phải tiến hành gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Thông báo phải đáp ứng đủ các nội dung sau:
+ Tên cũ của doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp
+ Tên mới dự kiến sẽ thay đổi
+ Chữ ký, họ tên đầy đủ của người đại diện doanh nghiệp.
– Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp đó.
– Một doanh nghiệp có thể đổi tên nhiều lần. Pháp luật không giới hạn số lần đổi tên của doanh nghiệp.
- Sau khi thay đổi tên có cần ký lại hợp đồng?
– Sau khi doanh nghiệp đổi tên, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó không bị thay đổi hay chấm dứt. Do đó, các hợp đồng, giao dịch đã ký trước đó vẫn có hiệu lực. Doanh nghiệp vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với các hợp đồng có tên cũ trước đó.
– Chính vì vậy, đổi tên doanh nghiệp không cần phải ký lại hợp đồng. Doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn theo tên mới.
– Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, như vậy công ty vẫn có trách nhiệm với hợp đồng mang tên công ty cũ, doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn theo tên công ty mới nhưng hợp đồng có thể giữ nguyên như tên công ty cũ.
– Sau khi thay đổi tên công ty, doanh nghiệp có thể lập phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty. Việc lập phụ lục hợp đồng là việc doanh nghiệp cập nhật những thông tin cần thiết liên quan tới những nội dung thay đổi.
Lưu ý: Khi lập phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty cần thiết kèm theo bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới được Sở kế hoạch và đầu tư cấp.
Các thông tin khác của doanh nghiệp như về mã số thuế, địa chỉ giữ nguyên thì không cần phải có xác nhận. Trường hợp thay đổi trụ sở, doanh nghiệp cần cung cấp thêm xác nhận của Chi cục thuế quản lý để đảm bảo hoạt động ký kết hợp đồng giữa các bên được diễn ra một cách hợp pháp.
- Việc cần làm sau khi thay đổi tên doanh nghiệp
Sau khi thay đổi tên công ty, doanh nghiệp phải thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021 việc thay đổi này không phải thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư. Quy định này phần nào giảm bớt những thủ tục hành chính cho doanh nghiệp khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– In lại hóa đơn VAT: Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn VAT thì sau khi thay đổi tên doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi hóa đơn VAT vì trong hóa đơn bắt buộc phải có tên của doanh nghiệp.
– Sau khi thay đổi tên công ty, các tài sản đăng ký sở hữu công ty cũng phải thay đổi theo tên mới.