T6, 10 / 2021 4:10 chiều | phuongchibt

Vốn điều lệ được tăng, giảm tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô để phát triển nhưng hiện tại mức vốn điều lệ còn thấp nên lựa chọn tăng vốn điều lệ. Vậy việc tăng vốn điều lệ sẽ có tác động như thế nào đến doanh nghiệp.

  1. Khái niệm vốn điều lệ công ty

Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản mà các thành viên công ty, chủ sở hữu của công ty đã góp hay cam kết góp khi thành lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; hay là tổng mệnh giá cổ phần đã được bán hoặc là được đăng ký mua khi thành lập đối với công ty cổ phần.

Tăng vốn điều lệ có tác động như thế nào đến doanh nghiệp
  1. Hình thức tăng vốn điều lệ

– Đối với công ty cổ phần:

+ Chào bán cổ phần cho những cổ đông hiện hữu;

+ Chào bán cổ phần ra công chúng;

+ Hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ.

– Đối với Công ty TNHH một  thành viên

+ Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn vào công ty;

+ Huy động thêm vốn góp từ người mới và chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên;

+ Chuyển thành loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần để thực hiện phát hành và chào bán cổ phần;

+ Huy động thêm trái phiếu.

– Đối với Công ty TNHH 2 thành viên

+ Tăng vốn góp từ các thành viên góp vốn;

+ Tiếp nhận thêm các thành viên mới;

+ Huy động thêm trái phiếu cho công ty;

+ Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần để thực hiện phát hành và chào bán cổ phần.

– Đối với Công ty hợp danh:

+ Thành viên hợp danh tăng vốn góp của mình;

+ Tiếp nhận thêm các thành viên hợp danh hoặc là thành viên góp vốn mới.

– Đối với Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân thực hiện góp thêm vốn.

  1. Việc tăng vốn điều lệ có tác động như thế nào đến doanh nghiệp

a. Những tác động tích cực

– Doanh nghiệp có thêm kinh phí để đầu tư, thực hiện các chiến lược kinh doanh.

– Tạo điều kiện để hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp khác có quy mô lớn.

– Tăng thêm số lượng thành viên cho doanh nghiệp. Từ đó, công ty có thêm nhiều thành viên, cổ đông cùng hoạt động, lãnh đạo và hạn chế sự thâu tóm và lạm dụng quyền của một số thành viên, cổ đông khác trong doanh nghiệp.

– Tăng hạn mức vay từ ngân hàng. Các doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn sẽ dễ tiếp cận với các khoản vay từ ngân hàng hơn, đồng thời hạn mức vay cũng sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp

b. Rủi ro khi tăng vốn điều lệ

– Nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên trong doanh nghiệp được tăng lên bởi vì trách nhiệm đó sẽ căn cứ vào số vốn điều lệ mà các thành viên góp vào.

– Tăng mức lệ phí môn bài phải đóng hằng năm.

Bài viết cùng chuyên mục