T6, 01 / 2021 5:05 chiều | phuongchibt

Tạm ngừng kinh doanh là việc Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở để thông báo về việc doanh nghiệp sẽ không hoạt động trong khoảng thời gian nào đó. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp không được tiến hành các hoạt động như: giao kết hợp đồng, xuất hóa đơn GTGT, mua bán hàng hóa…

Hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế Luật Doanh nghiệp 2014.

  1. Các trường hợp được tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;

  1. b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  2. Quy định mới của luật doanh nghiệp 2020

Theo khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

“Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”

Luật Doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cụ thể:

“Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”

Như vậy, thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh được rút ngắn từ chậm nhất từ 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc.

Quy định mới về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
  1. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh được quy định

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm có:

– Thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 03 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

+ Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 (một) năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 (hai) năm.

+ Lý do tạm ngừng kinh doanh.

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Quyết đinh của chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, hội đồng quản trị về việc tạm ngừng hoạt động.

– Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

– Theo quy định trên thì  trong hồ sơ thông báo, doanh nghiệp đã ấn định cụ thể ngày bắt đầu tạm ngừng và ngày kết thúc tạm ngừng kinh doanh. Do vậy, khi hết thời hạn tạm ngừng thì doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Trong trường hợp chưa hết thời hạn tạm ngừng mà doanh nghiệp muốn kinh doanh trở lại thì doanh nghiệp có thể làm Công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chi cục Thuế để thông báo về việc này.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Trên đây là quy định mới về tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng sẽ giúp ịch được cho bạn trong vấn đề tạm ngừng doanh nghiệp. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ công ty tư vấn Blue để được tư vấn.

Bài viết cùng chuyên mục