T6, 08 / 2021 5:30 chiều | phuongchibt

Việc mua lại doanh nghiệp khác giúp cho nhà đầu tư hay các doanh nghiệp khác (sau đây gọi là bên mua) rút ngắn được nhiều thời gian, công sức, kinh nghiệm cũng như tận dụng được vị thế hiện có khi được thừa hưởng những gì mà doanh nghiệp đó đã gây dựng.

Một số lưu ý khi mua lại doanh nghiệp
  1. Một số lưu ý khi mua lại doanh nghiệp

a. Hiểu rõ bản chất của doanh nghiệp

Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau cùng hoạt động trên thi trường. Mỗi mô hìn doanh nghiệp sẽ có những tính chất riêng, cơ chế hoạt động, phân chia lợi nhuận và chịu trách nhiệm riêng. Do vậy, trước khi xem xét về việc mua bán, bạn cần kiểm tra kỹ lại xem công ty đó bản chất là gì và cơ cấ tổ chức bên trong như thế nào.

b. Pháp lý

Hoạt động mua bán lại doanh nghiệp được quy định ở trong Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp và các luật khác liên quan. Vì vậy, khi tiến hành hoạt động mua lại doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ các quy định về việc mua bán doanh nghiệp, từ đó xác định những bước tiến hành sau để không vi phạm pháp luật.

c. Về lịch sử kinh doanh

Việc mua lại công ty này là mua lại từ chính người thành lập ra nó hay công ty đã được bán một lần từ trước và việc thu mua này là tiến hành với người chủ tiếp theo? Công ty được thu mua thành lập từ khi nào? Loại hình doanh nghiệp gì? Công ty hoạt động lĩnh vực kinh doanh nào? Hồ sơ ghi chép hoạt động kinh doanh những năm gần đây? Lý do nào dẫn đến phá sản?… là những điều cơ bản mà doanh nghiệp mua cần biết trước khi quyết định thu mua.

d. Khách hàng

Việc mua lại doanh nghiệp có mục đích chủ yếu là tận dụng những điều kiện có sẵn để tạo bàn đạp cho nhà đầu tư phát triển ở một thị trường mới. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu về lượng khách hàng, mối quan hệ hợp tác và lợi nhuận của doanh nghiệp mục tiêu trong thời điểm hiện tại để có thể tạo nền tảng cho việc ổn định, xây dựng và phát triển lượng khách hàng của doanh nghiệp sau khi mua lại. Khách hàng là tài sản quan trọng nhất của công ty, phải bảo đảm là các khách hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác.

e. Thương hiệu

Thương hiệu được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nhà đầu tư thường lựa chọn doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng mà họ hướng tới. Bởi việc mua lại doanh nghiệp có thương hiệu sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, giá trị thương hiệu cũng tỷ lệ thuận với giá trị giao dịch khi mua lại doanh nghiệp. Vì vậy, nhà đầu tư cần định giá thương hiệu một cách hợp lý, phù hợp với ngân sách.

f. Địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất

Địa điểm kinh doanh có lợi thế hay không? Tùy theo đặc thù của ngành nghề bạn kinh doanh mà phải chọn địa điểm kinh doanh sao cho phù hợp. Lúc ghé thăm công ty thì bạn có thấy nó phù hợp hay không? Có ấn tượng hay không?Cơ sở vật chất có cần phải tu sửa lại hay không? Các trang thiết bị có phải mua mới hay sửa chữa gì hay không?…

  1. Thủ tục mua lại doanh nghiệp

– Văn bản đề nghị việc thu mua lại doanh nghiệp.

– Quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp ( doanh nghiệp tư nhân); Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) hoặc Hội đồng thành viên ( Công ty TNHH) về việc bán doanh nghiệp.

– Chuẩn bị hợp đồng mua lại doanh nghiệp.

– Dự thảo Điều lệ công ty sau khi thu mua thành công.

– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư.

Bài viết cùng chuyên mục