Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng của bảo hộ sở hữu công nghiệp, là dấu hiệu để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Đó có thể là tên địa phương, vùng, khu vực hoặc tên quốc gia nhằm xác định sản phẩm đến từ khu vực địa lý đặc biệt; ngoài ra chỉ dẫn địa lý còn bao gồm cả những dấu hiệu như biểu tượng để chỉ nơi hàng hoá được sản xuất ra. Vì vậy,Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là cần thiết. Dưới đẫy là bài viết của chúng tôi về thủ tục bảo hộ chỉ dẫn địa lý
- Khái niệm
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
- Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
– Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
- Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
– Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
– Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
– Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
- Thành phần hồ sơ
– Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
+ Tờ khai (2 bản);
+ Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );
+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
– Số lượng: 01 bộ.
- Trình tự thực hiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
– Bước1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền.
– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
– Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/ từ chối nhận đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn.
+ Trường hợp không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
– Bước 4: Công bố đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Bước 5: Thẩm định nội dung của đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ ( tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
– Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
+ Nếu đối tượng nếu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Trên đây là trình tự, thủ tục để đăng ký chỉ dẫn địa lý mà chúng tôi tư vấn. Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng, miễn phí.