Đăng ký nhãn hiệu là một trong những bước cực quan trọng và không thể bỏ qua khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ khi chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam cũng như các quốc gia khác.
- Thế nào là nhãn hiệu?
Nhãn hiệu được hiể là dấu hiệu được người sở hữu hoặc người sáng tạo ra nó dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Tại sao phải Đăng ký nhãn hiệu?
– Là cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu,logo, thương hiệu mà Doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự cạnh tranh nào với các đối thủ khác.
– Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhái lại, và do đó tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường .
– Khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng mặt hàng của Doanh nghiệp bạn với các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng khác.
– Ngăn chặn việc một đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu của bạn đang sử dụng đi đăng ký độc quyền, khi đó bạn không được phép sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
– Một nhãn hiệu hàng hóa có tiếng nếu được bảo hộ độc quyền sẽ đam lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp từ việc lixăng hoặc bán nhãn hiệu đó.
– Tạo cho Doanh nghiệp bạn một thương hiệu riêng trên thị trường và nhiều lợi ích khác.
- Hệ quả của việc không đăng ký nhãn hiệu
– Phải đổi tên doanh nghiệp nếu không đăng ký thương hiệu
Trong trường hợp bạn không đăng ký thương hiệu nếu có tranh chấp xảy ra thì doanh nghiệp của bạn hoàn toàn gặp bất lợi, thậm chí phải đổi tên công ty nếu không muốn bị kiện về hành vi xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu.
– Bị đối thủ cạnh tranh đăng ký thương hiệu trước
Kkhi mà thương hiệu của bạn bắt đầu nhận được sự chú ý của người tiêu dùng thì kéo theo đó thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sao chép, ăn cắp thương hiệu cũng được tăng lên rất nhanh. Nếu như bạn không sớm thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu thì rất có thể gặp phải trường hợp bị công ty đối thủ đã tranh thủ đăng ký trước nhằm mục đích trục lợi. Khi đó công ty bạn sẽ gặp khó khăn và bất lợi khi xử lý vi phạm vì không đủ bằng chứng để xử lý.
– Bất lợi trong các chiến dịch tiếp thị thương hiệu
Nếu doanh nghiệp của bạn không đăng ký nhãn hiệu, điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đã phần nào hạn chế sự ảnh hưởng tới khách hàng qua các kênh phương tiện truyền thông.
– Thiếu cơ sở pháp lý quan trọng trong giải quyết tranh chấp
Trước mỗi tranh chấp, bạn cần đưa ra những cơ sở, tài liệu thuyết phục chứng minh cho quyền lợi hợp pháp của bạn đối với nhãn hiệu đang tranh chấp. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là một cơ sở quan trọng trong việc xác định ai là chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu đó. Vậy nên, nếu bạn không đăng ký nhãn hiệu, đối thủ sẽ có ưu thế trong cuộc tranh chấp quyền sở hữu. Chưa kể nguyên tắc trong đăng ký thương hiệu ai ai nộp đơn đầu tiên sẽ được ưu tiên. Đối với cùng một nhãn hiệu, bạn có thể là người tạo lập ra chúng, nhưng một khi đối thủ bằng thủ đoạn nào đó có được nhãn hiệu đó và đăng ký bảo hộ sớm hơn bạn thì khả năng “trắng tay” trong tranh chấp khá cao. Để tránh cảm giác thấp thỏm không yên, chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể
– Đánh mất niềm tin ở người tiêu dùng và nhà đầu tư
+ Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường gây mất niềm tin cho người tiêu dùng. Do đó, nếu bạn có bằng chứng chứng minh về quyền sở hữu cũng như được pháp luật bảo hộ thì người tiêu dùng lúc này sẽ mạnh dạn sử dụng các sản phẩm đó vì ít nhất cũng có cơ sở đảm bảo chất lượng hàng hóa.
+ Đồng thời văn bằng bảo hộ cũng là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá giá trị của một thương hiệu và quyết định có nên hợp tác hoặc rót vốn đầu tư cho doanh nghiệp bạn hay không.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ công ty tư vấn Blue để được tư vấn và hỗ trợ các gói dịch vụ giá cả hợp lý.