Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức. Vậy sự khác nhau giữa nhãn hiệu với tên thương mại là gì?
- Điểm giống nhau giữa tên thương mại với nhãn hiệu
– Đều phải có khả năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ với nhau
– Nhãn hiệu với tên thương mại đều là những chỉ dẫn thương mại được xuất hiện trên sản phẩm, giúp người tiêu dùng phân biệt và biết được nguồn gốc sản phẩm
– Đều phải là những dấu hiệu nhìn thấy được
– Chúng đều là tải sản gắn liền với doanh nghiệp
– Là công cụ để quảng bá, tiếp cận tới người tiêu dùng.
- Khái niệm
– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
– Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.\
- Điều kiện bảo hộ
Đối với điều kiện bảo hộ thì Luật sở hữu trí tuệ 2005 cũng đã quy định rõ ràng cho từng loại hình này như sau:
– Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu gồm:
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được sử dụng hoặc đã đăng ký trước đó.
+ Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ này với hàng hóa, dịch vụ khác.
– Điều kiện bảo hộ tên thương mại:
+ Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
+ Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã đang sử dụng
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý khác.
+ Không phải tên của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Thủ tục bảo hộ
– Đối với nhãn hiệu: Tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký theo những thủ tục quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009. Quyền sở hữu nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở được cơ quan quản lý nhà nước cấp văn bằng bảo hộ.
– Đối với tên thương mại: Quyền sở hữu tên thương mại phát sinh tự động trên cơ sở thực tiễn sử dụng tên thương mại đó trong phạm vi khu vực và lĩnh vực kinh doanh mà không cần đăng ký. Tuy nhiên, chủ sở hữu nên tiến hành đăng ký bảo hộ cho tên thương mại của mình bởi khi giải quyết tranh chấp tên thương mại, thì việc đã đăng ký này sẽ giúp chủ sở hữu dễ dàng chứng minh quyền sở hữu đối với tên thương mại này.
- Phạm vi bảo hộ của tên thương mại và nhãn hiệu
– Nhãn hiệu được bảo hộ trên toàn lãnh thổ
– Tên thương mại được bảo hộ trong phạm vị khu vực kinh doanh
- Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu và tên thương mại
– Thời hạn bảo bộ của nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày được cấp Văn bằng bảo hộ và có thể gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, pháp luật không hạn chế số lần gia hạn.
– Tên thương mại có thời hạn bảo hộ vĩnh viễn.
Trên đây là một số những điểm giống và khác nhau phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại, hy vọng sẽ góp phần giúp cho quý khách phân biệt dễ dàng được chúng. Trân trọng./