Bạn đang muốn đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhưng bạn không có thông tin về mã số mã vạch. Bạn đặt ra câu hỏi: Khái niệm mã số mã vạch là gì? Hồ sơ đăng ký ra sao? Thủ tục đăng ký mã số mã vạch như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi trên xin gửi tới quý bạn đọc.
- Khái niệm
– Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được.
– Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được.
- Thành phần mã vạch
Mã số mã vạch gồm 2 phần:
– Mã số là một dãy chữ số nguyên: sản phẩm gì? do công ty, tổ chức nào sản xuất? công ty đó thuộc quốc gia nào?
– Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song để cho thiết bị quét quang học đọc được kết nối với máy tính và mã vạch được giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hoá đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa.
- Cấu trúc của mã vạch
Đi từ trái sang phải:
– Ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
– Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
– Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
– Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.
- Các loại mã vạch
– Thực ra mã vạch gồm nhiều chủng lọai khác nhau. Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều lọai, trong đó các dạng thông dụng trên thị trường mà ta thấy gồm UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128.
– Ngoài ra, trong 1 số loại mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều Version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau, thí dụ UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E; EAN có các version EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.
- Tác dụng của việc đăng ký mã số mã vạch.
– Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản lý số lượng sản phẩm, giá thành trên các phương tiện công nghệ một cách chính xác mà không tốn công ghi chép.
– Với những mặt hàng xuất khẩu thì mã số mã vạch bắt buộc phải có để cơ quan đơn vị này dễ dàng kiểm tra, theo dõi các mặt hàng khác.
– Tiết kiệm được nguồn nhân lực và thời gian đáng kể, nâng cao năng suất hiệu quả làm việc
– Hạn chế được những sai xót trong quá trình làm việc
– Tra cứu thông tin và thanh toán nhanh chóng
- 6. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
– Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN
– Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam
– Bản đăng ký sử dụng MSMV
- Trình tự thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm
– Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch tại Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
– Trong vòng 2 ngày làm việc, GS1 thẩm định Hồ sơ và cấp mã GTIN cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cầm giấy hẹn lên lấy mã GTIN và nộp lệ phí đồng thời được chuyên viên GS1 hướng dẫn cách sử dụng mã Doanh nghiệp M.
– Sau 15 ngày làm việc theo giấy hẹn doanh nghiệp đến nhận kết quả là xác nhận sử dụng mã vạch
Nếu khách hàng muốn đăng ký mã số mã vạch, hãy liên hệ tới công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Trân trọng./.