T2, 09 / 2021 5:02 chiều | phuongchibt

Bạn đang tìm hiểu về thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền? Đăng ký thương hiệu độc quyền là thủ tục vô cùng quan trọng để xác lập quyền sở hữu với nhãn hiệu, thương hiệu đối với sản phẩm dịch vụ kinh doanh. Để tránh trường hợp thương hiệu của bạn rơi vào tay đối thủ thì sau khi thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh thì chúng ta cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Lợi ích khi đăng ký độc quyền thương hiệu
  1. Tại sao cần phải đăng ký thương hiệu độc quyền

– Khẳng định thương hiệu để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện sản phẩm, dịch vụ: Bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào nếu muốn chiếm được lòng tin của khách hàng đều phải có thương hiệu. Thương hiệu là yếu tố giúp người tiêu dùng nhanh chóng tiếp cận, dễ dàng nhận biết được sản phẩm, dịch vụ đồng thời khi kết hợp với quá trình quảng bá thương hiệu thì sẽ có thể gia tăng sức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.

– Tránh tranh chấp về sản phẩm, dịch vụ: Trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, cụ thể hơn là nhờ vào quy trình tra cứu về khả năng bảo hộ nhãn hiệu cũng như kết quả thẩm định của Cục SHTT, bạn có thể xác định được thương hiệu mình đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng có thể gây nhầm lẫn với thương hiệu nào khác không. Từ đó, tránh được việc tranh chấp hoặc vi phạm quyền sở hữu thương hiệu của các bên khác.

– Bảo vệ cho thương hiệu của mình: Thương trường luôn phức tạp, nhiều rủi ro, vì thế chỉ cần một chút chủ quan cũng có thể đánh mất cả một thương hiệu mà mình đã dày công tạo lập. Đăng ký thương hiệu thành công sẽ đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn được pháp luật bảo hộ, mọi hành vi xâm phạm hay sao chép thương hiệu đều được xem là vi phạm pháp luật.

– Thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng của thương hiệu: Đăng ký thương hiệu chính là cách hiệu quả để tăng độ tin cậy của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp  đối với khách hàng. Khi đã có được niềm tin của người tiêu dùng thì việc tăng doanh thu từ sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, bạn sẽ có quyền sử dụng độc quyền thương hiệu, tự do chuyển nhượng thương hiệu, được pháp luật bảo vệ khi quyền và lợi ích bị xâm phạm.

– Tôn trọng đối với các doanh nghiệp khác: Đăng ký thương hiệu thành công được xem như là bước khẳng định vị trí độc nhất của thương hiệu, không bị trùng lặp hay xâm phạm với bất cứ thương hiệu nào khác cùng lĩnh vực. Nhờ vậy, bạn cũng dễ dàng quảng bá và tận dụng được hết khả năng của thương hiệu trong kinh doanh.

  1. Hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu

– Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo/ nhãn hiệu độc quyền

– Phần danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong tờ khai phải được liệt kê rõ ràng các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu (logo) và phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice

– Quy chế sử dụng độc quyền thương hiệu nếu thương hiệu yêu cầu đăng ký cho tập thể;

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…);

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;

– Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu thương hiệu độc quyền chứa đựng các thông tin đó;

– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên độc quyền có sử dụng các biểu tượng, tên riêng…liên quan đến quản lý địa giới hành chính.

  1. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu

– Thời gian thẩm định về mặt hình thức: 01- 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.

– Thời gian công bố đơn: 02 – 03 tháng.

– Thời gian thẩm định nội dung: 08 -12 tháng.

– Thời gian để cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng.

Theo luật định, thời gian kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền (logo) là khoảng 12 đến 18 tháng (với điều kiện là logo đáp ứng các điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu không bị sửa đổi, bổ sung hoặc bị phản đối).

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục với thời gian đăng ký nhanh kể từ ngày có chấp nhận đơn hợp lệ thì phải nộp chi phí xét nghiệm nhanh.

 

Bài viết cùng chuyên mục