Hiện nay, kinh tế đang ngày càng phát triển, nhiều cá nhân, tổ chức có những ý tưởng kinh doanh mới để nhắm tạo ra lời ích cho mình. Trong đó có những ý tưởng về kiểu dáng công nghiệp độc lạ nên cần có biện pháp để không bị xâm phạm, biện pháp duy nhất là đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng được bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp. Vây đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm những đối tượng nào?
- Khái niệm kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
- Chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì chỉ những tổ chức, cá nhân sau mới có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
– Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
- Các đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
* Đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ
Theo quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
– Phải có tính mới:
Kiểu dáng công nghiệp có tính mới khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Chưa bị bộc lộ dưới hình thức mô tả, sử dụng công khai hoặc bất kỳ hình thức nào khác trong phạm vi trong nước và quốc tế
+ Có khác biệt đáng kể với các đặc điểm tạo dáng của các kiểu dáng công nghiệp đã được công khai trên thị trường trước đó
+ Chỉ có một số người giới hạn được biết và có trách nhiệm giữa bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
– Phải có tính sáng tạo: Một kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo khi nó không thể được tạo ra một cách dễ dàng với những người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực đó.
– Phải có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp phải có thể được sử dụng làm mẫu để sản xuất hàng loạt những sản phẩm giống nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
* Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 (gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ), các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc khi tìm hiểu về vấn đề này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Trân trọng./