Nhãn hiệu được coi là một trong những tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp, đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp định vị sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường. Nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ chính là thứ gắn liền với uy tín, chất lượng, niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Vậy đăng ký nhãn hiệu như thế nào bài viết dưới đây sẽ có các thông tin về vấn đề này.
- Chủ thể được quyền đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ: Chủ thể được tiến hành đăng ký nhãn hiệu bao gồm cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, bao gồm:
– Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
– Cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Nếu như chủ thể là cá nhân, công ty Việt Nam có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để thực hiện đăng ký nhãn hiệu.
- Các điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
- Tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Là công việc đầu tiên cần làm để đánh giá được khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi nộp đơn. Việc tra cứu sẽ giúp khách hàng đảm bảo được đơn đăng ký sau khi nộp sẽ có khả năng được cấp giấy chứng nhận đăng ký, tránh việc mất chi phí nộp đơn nhưng do không tra cứu trước khi nộp dẫn đến trường hợp đơn đăng ký bị từ chối.
Hiện nay có hai hình thức tra cứu như sau:
– Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google: Khi khách hàng muốn đăng ký 1 nhãn hiệu ABC cho sản phẩm thời trang, khách hàng cần tra cứu sơ bộ xem đã có doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đang kinh doanh nhãn hiệu này không trước khi cân nhắc việc đặt tên cho nhãn hiệu.
– Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ gõ từ ABC và mục nhóm sp/dịch vụ sẽ chọn số 25 (nhóm về hàng thời trang theo quy định của bảng phân nhóm quốc tế về nhãn hiệu)
- Thành phần hồ sơ gồm có:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản);
-Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể);
-Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu, kích thước không lớn hơn 80×80 mm);
-Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…);
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu có );
– Giấy uỷ quyền theo mẫu;
– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu có );
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Các tài liệu liên quan khác (nếu có);
Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ các thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Tánh Linh.