Đăng ký nhãn hiệu là cách để chủ sở hữu được pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu của mình với nhãn hiệu. Vậy đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 là gì? Quy trình đăng ký thực hiện như thế nào?
- Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 là gì?
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về phạm vi quyền của nhãn hiệu sẽ được xác định căn cứ vào nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đó đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Theo đó, một nhãn hiệu không thể đứng một mình khi đăng ký mà bắt buộc phải gắn với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và các văn bản liên quan quy định có tổng số 45 nhóm nhóm sản phẩm dịch vụ. Trong đó, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là nhóm sản phẩm và từ nhóm 35 – 45 là nhóm về dịch vụ. Như vậy nhóm 35 là nhóm dịch vụ, cụ thể là nhóm dịch vụ Quảng cáo; Quản lý kinh doanh; Quản lý giao dịch; Hoạt động văn phòng.
- Hàng hóa, dịch vụ nào đủ điều kiện đăng ký nhãn hiệu nhóm 35?
Theo quy định, nhóm này sẽ chủ yếu tập trung vào các loại dịch vụ quảng cáo, quản lý kinh doanh, giao dịch và hoạt động văn phòng. Thông thường các hoạt động này dùng để hỗ trợ các công ty thương mại dịch vụ hoặc xí nghiệp.
Tuy nhiên, không phải loại hình nào cũng được sắp xếp vào nhóm 35. Thực tế, nhóm 35 chỉ bao gồm:
– Tập hợp và trưng bày các loại hàng hóa khác nhau có thể do các cửa hàng bán lẻ, bán buôn phân phối. Nhiều trường hợp thông qua cách thức đặt hàng từ catalog hoặc thông qua các phương tiện truyền thông điện tử.
– Các dịch vụ đăng ký, sao chép, soạn thảo văn bản, chuyển giao hoặc hệ thống hóa các thông báo và đăng ký dạng văn bản đồng thời các dịch vụ sưu tập số liệu toán học hoặc thống kê.
– Các dịch vụ quảng cáo hoặc các dịch vụ có liên quan đến quảng cáo.
- Quy trình đăng ký nhóm 35
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 35
– Cần chuẩn bị mẫu nhãn hiệu và danh sách hạng mục dịch vụ cần đăng ký; tra cứu xem nhãn hiệu có bị trùng hoặc tương tự nhãn hiệu đã đăng ký không.
– Đăng ký dịch vụ theo bảng phân loại đạt tiêu chuẩn quốc tế NICE, việc phân loại này doanh nghiệp có thể tự phân loại dựa vào bảng, trong trường hợp không phân loại được thì cục sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ phân loại và doanh nghiệp cần phải chịu phí.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Cá nhân/ doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ cơ quan Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam hoặc các văn phòng đại diện Cục tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Hồ sơ cần đầy đủ các loại giấy tờ:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;
– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
– Giấy ủy quyền nếu doanh nghiệp/ cá nhân nộp đơn thông qua một cơ quan đại diện.
Hồ sơ đăng ký hợp lệ cần có đủ loại giấy tờ cần thiết, đã phân chia cụ thể nhóm ngành trong tờ khai. Sau khi bộ phận tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ thì người nộp hồ sơ cần nộp các khoản phí, lệ phí thẩm định hồ sơ.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi thẩm định về mặt hình thức hợp lệ thì cơ quan nhà nước sẽ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong khoảng 2-3 tháng kể từ ngày đơn chấp nhận hợp lệ và gửi thông báo chấp thuận đơn cho chủ đơn.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Khi đơn đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 được công nhận và công bố, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định nội dung trong khoảng 6 tháng tính từ ngày công bố đơn.
Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ
– Nếu đơn đăng ký không thuộc bất kỳ trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo đến chủ doanh nghiệp về việc được chấp thuận nội dung và yêu cầu nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.
– Sau khi việc nộp lệ phí đã hoàn thành đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Để hoàn thành thủ tục này thì cần khoảng 1-2 tháng kể từ ngày chủ đơn hoàn thành nộp lệ phí cấp văn bằng.
– Nhãn hiệu đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ sẽ được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn, hàng năm phải nộp lệ phí duy trì bảo hộ. Sau khi hết hạn 10 năm, chủ văn bằng có thể làm thủ tục gia hạn bảo hộ nhãn hiệu.