Hiện nay hành vi xâm phạm đối tượng quyền sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng nhiều thì việc đăng ký bảo hộ sẽ là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi chủ sở hữu, tác giả. Một trong những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ chính là kiểu dáng công nghiệp. Vậy kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì? Chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?… Bài viết dưới đây của công ty chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi trên.
- Khái niệm
– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố này.
– Kiểu dáng công nghiệp có chức năng thẩm mỹ: hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng bằng tính độc đáo, vẻ đẹp, sự bắt mắt.
- Điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
– Tính mới của KDCN: Kiểu dáng chưa được bộ lộ trước thời điểm nộp đơn (có nghĩa chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký trước thời điểm đưa KDCN ra ngoài thị trường để lưu thông.
– Trình độ sáng tạo của KDCN: Yêu cầu kiểu dáng công nghiệp phải đạt được trình độ sáng tạo khác biệt với các KDCN khác đã có trên thị trường (không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các sản phẩm đã có)
– Khả năng áp dụng công nghiệp: Có thể chế tạo (sản xuất) ra các sản phẩm giống nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
- Chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
– Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
- Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam
– Hình dáng bên ngoài được quyết định hoàn toàn bởi chức năng của sản phẩm,
– Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành (in 03 bộ).
– Giấy uỷ quyền
– Bộ ảnh chụp hoặcbộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện được đầy đủ các góc nhìn của đối tượng cần đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp;
– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (in 03 bộ);
– Trong trường hợp trên kiểu dáng có chứa các dấu hiệu nhãn hiệu: người nộp đơn cần nộp tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu:Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động) (01 bản);
– Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp xin hưởng quyền ưu tiên cần cung cấp thêm bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế (01 bản). Quyền ưu tiên chỉ áp dụng cho đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ công ty chúng tôi để được tư vấn./