T6, 10 / 2020 5:15 chiều | phuongchibt

Đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh là mối quan tâm chung của rất nhiều cá nhân, tổ chức vì lo sợ chiến lược kinh doanh của mình bị xâm phạm. Vậy để bảo vệ bí mật kinh doanh bạn cần làm gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó

  1. Khái niệm

Bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh (hay còn được biết đến là bí mật thương mại) là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

– Cách thức bảo hộ bí mật kinh doanh:

+ Bảo hộ tự động

+ Bảo hộ thông qua đăng ký sáng chế.

  1. Tại sao nên bảo hộ bí mật kinh doanh

– Pháp luật về bí mật kinh doanh muốn duy trì và khuyến thích những chuẩn mực đạo đức và sự công bằng trong thương mại

– Mục đích chính của pháp luật về bí mật kinh doanh là tạo ra động lực cho các doanh nghiệp sáng tạo bằng cách bảo vệ thời gian và nguồn vốn đáng kể đã được đầu tư vào việc phát triển những sáng tạo mang lại lợi thế cạnh tranh, cả về mặt kỹ thuật và thương mại, đặc biệt là những sáng tạo không được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc chưa đủ điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế.

– Nếu không được bảo hộ bởi pháp luật về bí mật kinh doanh thì những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó có thể sử dụng những sáng tạo này mà không phải gánh chịu bất kỳ phí tổn cũng như rủi ro nào trong quá trình nghiên cứu và phát triển những sáng tạo này.

Đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh
  1. Điều kiện đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh

Theo quy định tại Điều 84, 85 Luật sở hữu trí tuệ thì để được bảo hộ dưới hình thức bí mật kinh doanh thì thông tin bí mật đó phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:

– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

– Đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh không được thuộc một trong các trường hợp:

+ Bí mật về nhân thân;

+ Bí mật về quản lý nhà nước;

+ Bí mật về quốc phòng, an ninh;

+ Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

  1. Thành phần Hồ sơ đăng ký Bí mật kinh doanh

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– Bảng mẫu Bí mật kinh doanh đăng ký bảo hộ;

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trên đây là tư vấn của công ty chúng tôi, hy vọng nó giúp ích cho bạn trong vấn đề bí mật kinh doanh. Cảm ơn bạn đã theo dõi và quan tâm.Trân trọng./

Bài viết cùng chuyên mục